Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Phát hiện xác cô giáo chết đuối trên hồ nước

 -Nạn nhân là cô giáo Đoàn Thị Sương (41 tuổi) - Văn thư trường tiểu học Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Theo người nhà cô giáo Đoàn Thị Sương, trước đó ít ngày, do hoàn cảnh gia đình hai con còn nhỏ, chồng lại mang trọng bệnh phải nằm một chỗ nên tranh thủ ngày nghỉ chị Sương lên núi Cao Sơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành để lấy củi về nấu. Tuy nhiên, do bất cẩn khi đi qua đập nước xã Vĩnh Thành, chị Sương đã bị rơi xuống hồ.

Sự việc chỉ được phát hiện vào khoảng 16h ngày 6/11 khi một đám trẻ chăn trâu phát hiện xác cô Sương nổi lên trên mặt hồ.

Những tiếng kêu cứu trong chiếc xe bị cháy


Cô gái trẻ van xin chặt đôi chân mình đang bị kẹt để lôi cô ra ngoài nhưng không ai làm được, đành bất lực nhìn ngọn lửa nuốt trọn thi thể nạn nhân. Cùng lúc, một bé gái được mẹ đẩy thoát ra ngoài gào khóc xin mọi người cứu mẹ em...

Cú va chạm giữa xe container và 2 xe khách trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) lúc 2h15 sáng nay gây ra tiếng động kinh hoàng khiến nhiều người dân sống tại khu vực choàng tỉnh giấc. Chiếc ôtô khách mang biển số Thái Bình bốc cháy dữ dội làm 10 người chết và 21 người bị thương.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên (52 tuổi, ngụ Thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cho biết thời điểm đó đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng nổ rất lớn. "Khung cảnh cực kỳ hỗn loạn, tiếng kêu cứu khắp nơi", ông nhớ lại.
Chiếc container đội hẳn xe khách lên một đoạn, dựa vào gốc cây. Ngọn lửa bắt đầu bùng cháy dữ dội từ đầu xe kéo lan sang thân ôtô khách. Ông Tiên cùng nhiều người dân ngụ gần đấy xông vào tìm cách dập lửa và lôi những người trên xe ra ngoài. Nhiều ôtô chạy ngang lúc bấy giờ đều bị chặn lại để đưa người bị thương đi cấp cứu. Khoảng nửa giờ sau lực lượng chức năng mới có mặt tại hiện trường.
"Chúng tôi chỉ cứu được những người ngồi sau bởi ngọn lửa lúc này gần như nuốt trọn chiếc xe khách. Những tiếng gào thét vẫn tiếp tục phát ra từ trong xe nhưng chúng tôi không thể làm gì hơn. Lửa cháy quá lớn", ông Tiên kể.
Chiếc xe khách cháy rụi hoàn toàn. Ảnh: CTV.
Giọng run run, chị Mỹ Cẩm (ngụ thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cũng cho hay, chị chạy ra hiện trường thì thấy lửa đã bùng dữ dội. Nhiều người chứng kiến cho rằng trong xe có nhiều xăng dầu, hàng hóa dễ bén nên cháy mới kinh khủng đến thế. Lửa táp ra xung quanh kèm theo nhiều tiếng nổ ầm ầm, át cả tiếng kêu cứu của nạn nhân. Những chiếc xe đang trên đường đều quay đầu tháo lui vì sợ bị bắt lửa.
"Một cô gái chỉ hơn hai mươi tuổi cố nhoài người ra khỏi xe tránh lửa nhưng hai chân bị kẹt cứng. Mọi người đến hỗ trợ kéo cô ra cũng không được trong khi lửa cháy ngày càng lớn. Cô ấy đã khóc lóc van xin mọi người chặt hai chân mình để đưa cô ra ngoài nhưng không thể làm nên đành bất lực đứng nhìn lửa bao trùm nạn nhân", chị Cẩm nghẹn lời. "Cảnh tượng thật khủng khiếp. Còn hơn cả những gì có trong phim. Chắc suốt cả đời tôi không sao quên được giây phút kinh hoàng ấy".

Đứng ngoài gọi mẹ mãi không được, đứa trẻ khóc gào, năn nỉ mọi người "cứu mẹ con với, mẹ còn ở bên trong...", nhưng ngọn lửa quá lớn, mọi người chỉ biết chạy tới chạy lui trong tiếng khóc lóc thảm thiết của em.Một trường hợp khác cũng khiến nhiều người dân có mặt tại hiện trường không cầm được nước mắt. Em bé khoảng 5 tuổi may mắn được mẹ đẩy ra ngoài và được mọi người cứu sống nhưng người mẹ ấy lại không thể tự thoát ra được. Có thể chị bị vật dụng nào đó đè lên người.
Còn anh Phạm Thanh Điền (27 tuổi) kể, thời điểm ấy vẫn còn thức và đang ngồi chơi ở nhà bạn, gần đường Quốc lộ 1A. "Chúng tôi không ai nghĩ đến việc dập lửa, chỉ tập trung cứu người", anh Điền cho hay.
Người dân đã lôi được nhiều người ngồi ở phía sau ra khỏi xe. Mọi người đã cố gắng cứu một người đàn ông ngồi ở hàng ghế phía trên nhưng do chân anh bị kẹt, ngọn lửa đã cháy đến nơi nên công việc đành dang dở.
"Tôi còn thấy một phụ nữ ngồi ở hàng ghế giữa xe cũng bị kẹt chân. Dù nhiều người cố gắng lôi ra nhưng do sức nóng của ngọn lửa cùng khói mịt mù khiến việc cứu người một lần nữa thất bại", anh Điền cho hay.
Theo đại diện Phòng CSGT Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận, họ nhận được tin người dân báo lúc 2h30 sáng. 40 người của tất cả các phòng ban được huy động đến hiện trường và bệnh viện. "Có 8 người bị chết cháy trong xe, 2 người chết trên đường đến bệnh viện vì bị thương quá nặng sau cú va chạm. Đến 3h chiều nay, vẫn chưa thể thống kê hết danh tính những nạn nhân", vị này nói.

Xe container tông ôtô khách, 10 người chết cháy

Rạng sáng 7/11, xe container chạy trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) đã tông thẳng vào ôtô khách khiến xe bị bốc cháy làm 10 người chết và 21 người bị thương.

Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vào 2h15 sáng, xe container chạy hướng Bắc - Nam với tốc độ cao, tới địa phận xã Hồng Sơn, thì bất ngờ lấn tuyến tông vào xe khách chất lượng cao của hãng Hoàng Long đi ngược chiều.

Chiếc xe khách bị bốc cháy. Ảnh: Ngọc Văn.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Ngọc Văn.
Sau va chạm, xe container bị mất lái tiếp tục đâm vào xe khách biển Thái Bình loại 54 chỗ. Cú đấu đầu khiến xe khách bị bốc cháy dữ dội. 8 người chết tại chỗ và 23 người bị thương.
Ngay sau đó người dân hô hào dập lửa đồng thời đưa những người bị thương đi cấp cứu. Trong số 23 người bị thương được đưa đến bệnh viện có 2 nạn nhân thiệt mạng nâng tổng số người thiệt mạng lên 10 gồm cả tài xế ôtô khách Thái Bình tên Vũ Mạnh Hùng và tài xế xe container (chưa xác định danh tính).
Tại hiện trường, xe khách Thái Bình bị thiêu rụi chỉ còn trơ lõi kim loại cháy đen, xe của Hoàng Long bị cháy một phần.
Theo đại tá Dũng, hầu hết các nạn nhân là người lớn. Nguyên nhân ban đầu có thể tài xế container ngủ gật, không làm chủ tay lái.
Xe khách chỉ còn trơ khung sắt. Ảnh: Ngọc Văn.
Xe khách chỉ còn trơ khung sắt. Ảnh: Ngọc Văn.
UBND tỉnh Bình Thuận đã có mặt hỗ trợ bước đầu cho gia đình người chết là 5 triệu đồng; người bị thương 2-3 triệu đồng. Có 7 người chỉ bị thương nhẹ đang ở hiện trường cũng được hỗ trợ một triệu đồng mỗi người.
Đến 9h30 sáng nay, hiện trường vụ tai nạn giao thông cơ bản đã được giải quyết. Đường đã thông sau khoảng 4 giờ ách tắc.

Nhật có chiến lược gì khi tổ chức tập trận chung với Ấn Độ?



  • Gần đây, Nhật Bản có các động thái quân sự dồn dập, bên cạnh Nhật tổ chức tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam” trong nước từ ngày 29/10, Nhật Bản sẽ còn cùng với Hàn Quốc tổ chức tập trận chung “Quy mô chưa từng có” từ ngày 12/11 tới, ý đồ mà trang quân sự của Trung Quốc cho là "nhằm vào Trung Quốc rất rõ ràng".
Những tin tức mới nhất cho biết, ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận tổ chức tập trận chung lần đầu tiên vào năm 2012, liên hợp “kiềm chế” hoạt động trên biển của Trung Quốc.
Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tập trận chung
Ngày 29/10, đài truyền hình NHK Nhật Bản cho biết, từ ngày 29/10 – 9/11, lực lượng và trang bị của Sư đoàn 9 Hokkaido của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ được điều đến dải khu vực từ Kagoshima đến Okinawa, tiến hành tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam”. Được biết, đảo Điếu Ngư vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung-Nhật cũng thuộc phạm vi “các hòn đảo Tây Nam” này.

Ngoài ra, hơn 2.200 binh sĩ của lực lượng khu vực Kyushu và Sư đoàn 7 Hokkaido cũng sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở thao trường của Oita - Kyushu từ ngày 10 – 22/11/2011.
Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, số lực lượng này của Nhật Bản trước đây chủ yếu dùng để chống lại các mối đe dọa từ Liên Xô, hiện nay được chuyển đến Kyushu, rất có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”.

Hơn nữa, báo chí Nhật Bản cũng cho rằng, ý nghĩa của cuộc tập trận lần này là đã giải thích cho nội dung “lực lượng phòng vệ các động thái” trong “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới”. Điều này có nghĩa là “lực lượng phòng vệ nền tảng” là nhằm vào Liên Xô, còn “lực lượng phòng vệ các động thái” là lấy Trung Quốc (nước “nhanh chóng uy hiếp Nhật Bản” trong những năm gần đây) làm mục tiêu.
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Nhật Bản
Ngoài việc đẩy mạnh tập trận độc lập, Nhật Bản còn tích cực lôi kéo các nước xung quanh, tích cực sắp đặt kế hoạch tập trận.

Ngày 1/11, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, do các động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho khu vực xung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc có “khả năng xảy ra các tình huống bất trắc ngày càng lớn”, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành tập trận cứu viện chung ở vùng biển phía bắc Eo biển Tsushima từ ngày 12 – 13/11/2011, quy mô của cuộc tập trận này là chưa từng có, quân số tham gia lên tới khoảng 1.000 người.

Đối với vấn đề này, có nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, Mỹ yêu cầu “quan hệ quốc phòng Nhật-Hàn cần quá độ sang giai đoạn ứng phó với các mối đe dọa quân sự, đồng thời thực hiện được bước nhảy về chất”.
Những hòn đảo ở hướng Tây Nam của Nhật Bản đang đứng trước sức ép to lớn về quân sự từ Trung Quốc
Ngoài ra, khi tổ chức hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ngày 29/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hàng hải từ biển Đông đến Eo biển Malacca cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời hai nước Nhật-Ấn đạt được nhất trí về tổ chức tập trận chung ở biển Đông trong thời gian tới.

Tờ “Nikkei” cho rằng, hợp tác phòng vệ đối với “Tuyến đường giao thông trên biển” giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc, nước đang hoạt động tấp nập ở trên biển. Hãng Kyodo cùng cho rằng, tập trận chung giữa Nhật-Ấn có ý nghĩa “kiềm chế Trung Quốc” rất lớn.
Ngày 2/11, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, để tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước, trong cuộc hội đàm cùng ngày giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, hai bên đã đạt được thỏa thuận tiến hành tập trận chung lần đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ vào năm 2012.

Trong hội đàm, Yasuo Ichikawa nhấn mạnh: “Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật-Ấn có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Hai nước còn có kế hoạch thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với Lục quân, Không quân Ấn Độ.

Hãng tin Kyodo bình luận, trong tình hình các hoạt động trên biển của Trung Quốc “ngày càng tấp nập”, Nhật Bản hy vọng tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ.
Ấn Độ đang hết sức lo ngại các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Để đáp trả, tàu chiến nước này đã tích cực hiện diện ở biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong năm nay
Có chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc tập trận chung trên biển sắp được tổ chức giữa Nhật-Ấn thực sự là sự đột phá lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự hai nước, hai bên đều đặt không ít kỳ vọng và đều hiểu rõ ý đồ chiến lược thực sự của nó.

CA Bắc Giang kết luận: Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất


CA Bắc Giang kết luận: Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất

  • Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang vừa cho biết đã yêu cầu Phòng CS điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an tỉnh Bắc Giang nhanh chóng hoàn tất hồ sơ và chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, để Viện này phê duyệt quyết định truy tố đối với hung thủ Lê Văn Luyện.

Đại tá Dư cho biết Ban Giám đốc CA có chủ trương yêu cầu hoàn tất báo cáo, kết luận điều tra. Trong ngày hôm nay hoặc ngày mai chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, để Viện này phê duyệt quyết định truy tố đối với hung thủ Lê Văn Luyện.

Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Bá Ngọc, Lê Văn Luyện tỏ ra không sợ hãi hay lo lắng gì và "còn trêu đùa vui vẻ" với luật sư.
 
Cơ quan điều tra xác định Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất gây ra vụ thảm sát
 
Trước đó, Lê Văn Luyện đã bị cơ quan điều tra khởi tố thêm tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 24/8, Lê Văn Luyện đã đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích tại phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và ra tay khiến ba người tử vong gồm: Chủ tiệm vàng Trịnh Văn Ngọc (sinh năm 1974); vợ  Đinh Thị Chín (sinh năm 1976) và con gái thứ hai Trịnh Thị Thảo (sinh năm 2010). Con gái lớn là Trịnh Ngọc Bích (sinh năm 2003) bị chém trọng thương.

Lê Văn Luyện cùng một số tang vật vụ án khi mới bị bắt ở Đồn biên phòng Na Hình (Lạng Sơn) ngày 31-8
 
Ngoài tội “Giết người”, “Cướp của”, Lê Văn Luyện còn bị khởi tố thêm tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, bởi trước khi gây án, do thiếu tiền tiêu xài cá nhân, Luyện đã mượn chiếc xe máy của ông chú đi cầm cố ở một cửa hàng cầm đồ lấy tiền tiêu xài.

Theo báo NLĐ, luật sư Nguyễn Bá Ngọc, người được chỉ định bào chữa cho Lê Văn Luyện cho biết, ông đã có 4 lần tiếp xúc với Luyện trong trại giam cũng như chứng kiến việc thực nghiệm một phần vụ án.
“Trong thời gian gần đây, Luyện có vẻ khỏe mạnh hơn so với thời gian mới vào trại. Luyện không tỏ ra sợ hãi hay lo lắng gì. Khi nói chuyện với tôi còn trêu đùa vui vẻ”, luật sư Ngọc tiết lộ với Báo Người Lao động sáng nay, 7-11.
Nhận định về mức án dành cho Lê Văn Luyện, luật sư Ngọc cho rằng, mức án của Luyện không thể quá 18 năm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư Ngọc cho rằng, việc giảm án cũng gần như không thể xảy ra bởi các tình tiết giảm nhẹ của Luyện “chỉ bằng sợi tóc” so với tội ác mà hắn gây ra.

Học sinh lớp 12 treo cổ tự tử trong nhà vệ sinh

Do buồn chuyện gia đình, một học sinh lớp 12 đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ.
Nạn nhân là em Võ Tiến Nghĩa (17 tuổi, ngụ phường 8, quận 6-TPHCM), học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Phú (Q.6, TP. HCM).
Trước đó khoảng 14h ngày 4/11, sau khi thấy Nghĩa vào nhà vệ sinh khá lâu nhưng không trở ra nên người nhà Nghĩa gọi cửa. Tuy nhiên gọi mãi cửa không mở nên mọi người tìm cách phá cửa. Khi cánh cửa nhà vệ sinh vừa mở ra, mọi người hoảng hốt phát hiện Nghĩa lủng lẳng trong tư thế treo cổ nên vội vã tháo dây đưa Nghĩa tới Trung tâm Y tế Dự phòng quận 6 để cấp cứu trong tình trạng vỡ yết hầu, cổ và toàn thân tím tái.
Tại đây, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các y bác sĩ đã xác định Nghĩa tử vong từ trước khi được người nhà đưa đi cấp cứu.
Được biết cha của Nghĩa cũng tự vẫn. Sau đó mẹ Nghĩa đi bước nữa nhưng không hạnh phúc nên lấy thêm chồng sau. Nhiều người cho biết Nghĩa rất hiền nhưng ít nói, trước khi treo cổ tự tử, Nghĩa đang học lớp 12 Trường THPT Bình Phú (Q.6-TPHCM).
Ngày 5/11, gia đình Nghĩa đã tổ chức lễ mai táng cho em tại chùa Giác Lâm. Hiện nguyên nhân vì sao Nghĩa tự tử vẫn đang được điều tra.

Hi hữu ngôi trường xây xong 9 năm nhưng không có điện, nước


Hi hữu ngôi trường xây xong 9 năm nhưng không có điện, nước

Mò chữ trong bóng tối

Năm 2002, trường Tiểu học Phù Lương, ở xã Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (người dân và học sinh ở đây vẫn quen gọi là trường Khu lẻ để phân biệt với trường Tiểu học xã) được xây dựng với mức kinh phí phê duyệt là 863 triệu đồng.

Theo đúng thiết kế, ngôi trường 2 tầng với 8 phòng học này sẽ có đầy đủ điện, nước, nhà vệ sinh, văn phòng giáo viên và những cơ sở vật chất thiết yếu nhất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Tính đến năm học 2010 - 2011, trường Tiểu học Phù  Lương (khu lẻ) có gần 100 học sinh đang theo học, chia làm 3 khối  từ khối 1 đến khối 3, học cả ngày liên tục những ngày trong tuần. Trường chỉ có 4 thầy, cô giáo luân phiên nhau giảng dạy. Số phòng học sử dụng chỉ có 3 phòng của tầng 1. Tầng 2 hoàn toàn bỏ trống, không sử dụng đến.
tầng 2 hoàn toàn bỏ hoang, không sử dụng đến. (Ảnh T.H)
Điều đặc biệt hơn là ngôi trường này đi vào hoạt động đã 9 năm nay nhưng không hề có điện, có nước và nhà vệ sinh. Trong khi người dân xã Phù Lương đã có điện dùng từ năm 1991 và trường tiểu học Phù Lương (khu tập trung, ở thôn Yên Đinh, xã Phù Lương) là trường chuẩn, có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Các em học sinh ở khu lẻ luôn phải học chay với các môn học trực quan cần được thực hành và phải chịu cảnh đến trường không điện, không nước, không có chỗ để “giải quyết”.

Một học sinh lớp 3A cho biết: “Mùa hè không có điện chúng cháu ngồi học nóng lắm, mùa đông thì mới 4 giờ đã tối không nhìn thấy chữ trên bảng rồi, khát nước cũng không có nước mà uống, buồn đi vệ sinh cũng không có chỗ…”

Nói đoạn em chỉ cho tôi khoảng đất rậm rạp cây cỏ ngay đầu hồi trường học, nơi mà các em thường xuyên rủ nhau đi "giải quyết" khi có nhu cầu.
Lớp học bàn ghễ cũ ọp ẹp, không điện thắp sáng, không có quạt và thiếu thốn về trang thiết bị dạy học
Đi học như đánh vật

Không chỉ ở trong tình trạng “ba không”, mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của thầy và trò ở ngôi trường này đều thiếu thốn. Bàn ghế ọp ẹp cũ kĩ, không quạt điện, không bóng đèn thắp sáng… và không có bất cứ một thiết bị hỗ trợ nào cho việc giảng dạy và học tập.

Con đường đi vào trường là đường núi, dốc cao, mấp mô, khúc khủy đất đá, đến người lớn đi bộ lên cũng phải thở dốc, mệt bở hơi tai. Những ngày mưa thì con đường này trở nên lầy lội như ruộng cày bữa.
9 năm ròng ngôi trường khang trang này ở trong tình trạng "ba không". (Ảnh T.H)

Khuôn viên trường học đổ đầy những đống đất lớn nhỏ do đây là khu vực người dân trong làng khai thác đất núi để bán cho những vùng lân cận… Việc đi lại, giảng dạy và học tập của thầy, trò trường Tiểu học Phù Lương (khu lẻ) hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Quyết định bỏ trường


Để khắc phục tình trạng này, các em học sinh khối 4 và khối 5 phải lên trường Tiểu học Phù Lương dành cho cả xã để học (cách thôn Hiền Lương 3 km) từ nhiều học kỳ trước.

 “Các em học sinh khối 4, 5 tương đối lớn. Các em có thể tự đến trường bằng xe đạp không nhất thiết cần đến sự đưa đón hàng ngày của gia đình. Chuyển lên khu tập trung học, các em sẽ có điều kiện, môi trường học tập tốt hơn với các môn học trực quan, môn học thực hành.Học sinh có điều kiện để đáp ứng được những yêu cầu kiến thức của chương trình theo khối học và cũng là để giảm tải cho khu lẻ khi mọi điều kiện cơ sở vất chất đều không có để phục vụ việc giảng dạy, học tập của cả thầy và trò”. Một cô giáo trường tiểu học Phù Lương, giảng dạy ở khu lẻ cho hay.

Do đường sá đi lại xa xôi, các em học sinh từ khối 1 đến khối 3 còn quá nhỏ, thêm vào đó, các bậc phụ huynh không có điều kiện đưa đón con em hàng ngày. Dó đó, đến năm học 2010 -2011, trường vẫn phải duy trì 3 khối học ở khu lẻ. Được biết, bắt đầu từ năm học 2012, toàn bộ học sinh, giáo viên ở khu lẻ sẽ được chuyển lên trường tiểu học xã để giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn.
Bắt đầu từ năm học 2011 - 2012, trường Khu lẻ hoàn toàn bị bỏ hoang. (Ảnh T. H)
Thế nhưng, giải pháp chuyển toàn bộ học sinh và giáo viên ở khu lẻ lên khu tập trung không nhận được sự đồng tình cao từ các bậc phụ huynh.

Ông Nguyễn Văn Ngải, Hội trưởng Hội phụ huynh thôn Hiền Lương bức xúc: “Nếu như không có điều kiện để thành lập lớp đã đành, đằng này trường lớp đã xây xong lại bỏ không, hơn nữa số học sinh tiểu học trong làng lại khá đông. Chỉ vì lý do không có điện, có nước, cơ sở vật chất thiếu thốn mà bỏ đi trường lớp thì thật là vô lý?

Chuyển học sinh lên trường tiểu học xã học sẽ gây khó khăn cho cả học sinh và phụ huynh. Các cháu còn quá nhỏ, đường sá xa xôi sẽ rất vất vả trong đi lại. Thêm vào đó, hầu hết người dân trong làng không có điều kiện đưa đón con em hàng ngày… và điều đáng nói hơn là chúng ta đang lãng phí. Trong khi rất nhiều nơi không có trường lớp để học, chúng ta lại bỏ hoang trường lớp” - phụ huynh H. cho hay.

Nguyện vọng của học sinh và người dân trong làng là tiếp tục duy trì trường lớp. Thay vì chuyển lên khu tập trung, hãy đầu tư những cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho trường khu lẻ, như: sớm mắc điện, cải thiện cơ sở vất chất cho trường tiểu học về mọi mặt để các em học sinh được học tập trong một điều kiện tốt hơn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ sự việc và thông tin đến bạn đọc sớm nhất. Mời độc giả đón đọc!

Xót lòng những tuổi thơ vừa cõng chữ, vừa mưu sinh



  • LTS: Câu chuyện về cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu (trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) và bài văn cảm động "nghĩ về tiền" đong đầy yêu thương đã làm cư dân mạng không khỏi xúc động. Ở đâu đó trong xã hội này, vẫn còn quá nhiều cảnh đời cũng éo le như em Hiếu. Và các em nhỏ ấy cũng như Hiếu, đang từng ngày, từng giờ, cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống...

Học lớp 7 nuôi 7 miệng ăn


Khó có thể tưởng tượng được, cô học trò nhỏ Nguyễn Thị Hương, trường THCS Nguyễn Thị Định (Thuận Thành, Bắc Ninh) lại là trụ cột của cả một gia đình 7 miêng ăn.

Khi bình thường thì vô hại nhưng lúc trái gió trở trời, căn bệnh u não tái phát, bố của Hương lại nổi cơn điên với mấy mẹ con. Đã có lần, Hương đang lúi húi vừa bồng em vừa nấu cơm trong bếp, bố vác gạch ở đâu chạy vào ném lung tung, trúng vào người khiến Hương phải đi bệnh viện.

Mẹ Hương nhiều năm nay phải điều trị bệnh về gan, thận ở nhà. Dưới Hương còn bốn đứa em. Đứa nhỏ nhất vẫn còn phải bế trên tay, một em học lớp 1 và hai em học lớp 3.

Hương và các em của Hương trong căn nhà tềnh toàng của em

Hàng ngày, Hương gánh hết cả mọi công việc gia đình, lợn gà, đồng áng, chăm lo các em rồi làm vàng mã kiếm tiền thuốc thang cho bố mẹ. Có những đêm Hương và các em đốt đèn làm việc suốt đêm để kiếm tiền. Ngày nào nhiều thì chị em Hương cũng chỉ kiếm được 40 đến 50 nghìn đồng. Đáng thương nhất, bố mẹ nằm viện nhà nuôi được con lợn, con gà thì chúng cứ lăn đùng ra chết.

Hàng ngày, mỗi khi ở trường về là Hương lại tất tả về nhà chăm sóc các em, rửa mặt mũi để em đi học còn Hương lại lao vào làm hết việc này đến việc khác. Hàng xóm láng giềng thương chị em Hương nên thi thoảng cũng có người cấy giúp và gặt giúp.

Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai Hương là vậy nhưng kết quả học tập của Hương không hề giảm sút. Em vẫn ham học và kết quả học tập rất cao. Ước mơ của Hương được trở thành cô giáo

Học lớp 8 “cõng” theo bà ngoại và 3 em nhỏ

Trường hợp của em Trần Cà Bay (ở khóm Mỹ Thới, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) cũng thật đáng thương. Mới học lớp 8 nhưng Cà Bay đã phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh để nuôi 3 em nhỏ, trong đó có một em mắc chứng tâm thần và bà ngoại 79 tuổi.

Ba mẹ Cà Bay bỏ đi lúc Cà Bay mới 10 tuổi. Cà Bay vừa nói vừa rưng rưng nước mắt “Lúc đó, cha mẹ đi mà em cứ tưởng là đi làm thuê như thường ngày nhưng rồi không thấy trở về nữa. 3 đứa em thì còn nhỏ nên không biết gì, chỉ mình em và bà ngoại biết. Hoàn cảnh gia đình em thì nghèo lắm, sống chủ yếu là làm thuê, làm mướn thôi. Cha mẹ bỏ đi rồi thì bà ngoại lại phải nai lưng ra kiếm tiền để nuôi 4 chúng em vừa ăn vừa học”.

Năm em 12 tuổi, CÀ Bay từng có ý định bỏ học nhưng bà ngoại nhất định không đồng ý. Vừa đi học, Cà Bay vừa cố gắng kiếm tiền để nuôi em, đỡ đần bà. Sức khỏe của bà ngoại ngày càng yếu nên gánh nặng gia đình càng đè nặng lên đôi vai của cậu học trò nghèo.

Bất cứ ai có công việc gì làm mướn em đều làm nấy, miễn kiếm được tiền mua gạo và tiền cho các em đi học. Mỗi ngày Cà bay cũng chỉ kiếm được từ 20 - 30 nghìn đồng. Mùa hè đến, có những ngày Cà Bay phải đạp xe sang tận các tỉnh Long An, Tiền Giang để đi phơi lúa mướn, phụ hồ, dành dụm tiền gửi về cho ngoại nuôi các em.

Thầy Ngô Văn Pul - Tổng phụ trách đội trường THCS thị trấn Mỹ Thọ cho biết: “Việc học thì em Cà Bay rất siêng năng, dù phải vất vả kiếm sống nhưng học lực của em luôn đạt khá. Nhìn em ngược xuôi kiếm tiền, chúng tôi thấy xót lắm. Nhưng nhà trường thì chỉ có thể tạo mọi điều kiện cho em học tập chứ không giúp được nhiều”.

 
Cà bay và bà ngoại của em

15 tuổi vừa đánh giày vừa nuôi mẹ bạo bệnh

Mới đây, bạn đọc lại không thể cầm nổi nước mắt trước câu chuyện của cậu bé Nguyễn Văn Thỏa, học sinh lớp 9 (thôn Thọ Đơn, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) phải long đong mưu sinh kiếm tiền để nuôi bà mẹ bị bạo bệnh.

Hàng ngày, mỗi giờ tan trường, Thỏa lại vội vàng bắt xe khách đi 50km vào thành phố Đồng Hới để đánh giày.


Thỏa đang chăm sóc mẹ bị bệnh

Mẹ Thỏa là bà Nguyễn Thị Mãnh mắc phải căn bệnh co rút thần kinh quái ác từ nhỏ. Bệnh càng trở nặng khi bà sinh ra em. Đôi chân co quắp, teo tóp rồi cứ thế tê liệt dần. Hai năm trở lại đây, bà vĩnh viễn không thể đi đứng trên đôi chân của mình. Những ngày hiếm hoi bớt đau nhức, bà gắng gượng trở dậy làm nghề đan lát để kiếm ít tiền phụ con học hành. Nhưng khi bà đau ốm thì mọi gánh nặng lại đè lên đôi vai của cậu bé 15 tuổi này.

Số tiền nhỏ nhặt em kiếm được từ việc đánh giày là khoản thu nhập chính của gia đình. Mỗi ngày em cũng chỉ kiếm được 40 nghìn đồng từ việc đánh giầy nhưng đó lại là số tiền chi trả phí sinh hoạt chính trong gia đình em.

Hàng ngày em trở về nhà khi trời tối sẫm. Bữa cơm đạm bạc chỉ có rau của hai mẹ con em được bắt đầu từ 9 giờ đêm. Đối với Thỏa, ước mơ lớn nhất của em là “mong chi mẹ đừng ốm đau thêm nữa”.

"Em chỉ mong mẹ đừng ra đi nữa"

Dù đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng em đã phải gánh vác toàn bộ việc gia đình. Đó là trường hợp của em  Đỗ Thị Hiền, thôn Phúc Lý, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), học sinh lớp 11C8, trường THPT Tĩnh Gia 4.

Bố của Hiền đã qua đời vì bệnh ung thư, em trai của Hiền đang được gửi tại làng trẻ SOS, mẹ của em đang bị bệnh hạch ca biến chứng giai đoạn cuối.

Bố mất từ năm Hiền 13 tuổi, mẹ em vì thương nhớ bố mà bệnh càng nặng thêm. Từ đó cho đến nay hàng ngày em vừa cắp sách đến trường, vừa chăm lo cho gia đình. Mỗi buổi sáng thức dậy, em lo bữa sáng cho mẹ rồi đạp xe gần 7km để tới trường đi học. Học về em lại đi chợ lo cơm nước cho mẹ.

Hiền tâm sự: “Ngoài những việc đồng áng, em còn muốn đi làm thêm kiếm tiền mua thuốc cho mẹ lắm, nhưng ở đây không ai thuê làm gì cả”. Mỗi lần vào bệnh viện truyền hóa chất, mẹ Hiền phải mất 2 triệu viện phí. Tài sản trong nhà là con bò đã bán rồi nên Hiền phải loay hoay vay tiền chữa bệnh cho mẹ. Cứ nghĩ đến bệnh mẹ ngày càng nặng, em trai ở làng SOS mỗi năm chỉ được về nhà vào ngày giỗ bố và ngày Tết, nước mắt Hiền lại rơi.

Hiền chia sẻ “cứ mẹ em nằm viện thì không có tiền trả, mà đưa mẹ em về thì em lại sợ…”.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta đã lựa chọn trong thời kì đổi mới. Nó vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Đảng ta đã xác định một cách nhất quán kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Qua đề tài: “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, chúng ta có thể xác định một cách rõ ràng và nhất quán về vị trí, vai  trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa, ta có thấy được những mặt tích cực và hạn chế của vấn đề, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong đề tài trên Em cũng xin gửi lời cảm  ơn chân thành đến GS_TS Phạm Quang Phan đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.





I.Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước

Trước kia, với quan điểm “Bàn tay vô hình” và nguyên lý “ Nhà nước không can thiệp” vào nền kinh tế, A.Smith(1723-1790) cho rằng phát triển kinh tế cần tuân theo nguyên tắc tự do, sự hoạt động của nền kinh tế là do qui luật khách quan tự phát phân phối. Thị trường vận động là do quan hệ cung cầu … Song trên thực tế cho thấy rằng: nền kinh tế muốn phát triển nhanh đòi hỏi đất nước phải có cơ sở hạ tầng hiện đại. Người ta thấy rằng: nền kinh tế phát triển càng cao, xã hội hoá mở rộng, càng cần có sự quản lý của Nhà nước. Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tục. Quan điểm “ Bàn tay nhà nước” ra đời, theo Keynes và trường phái của ông thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế sẽ khắc phục khủng hoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định kinh tế. Nhưng những chấn động lớn trong nền kinh tế, khủng hoảng, thất nghiệp vẫn xảy ra. Dẫn đến xuất hiện tư tưởng phối hợp “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay nhà nước”. Và các nhà kinh tế đã thừa nhận: nền kinh tế hiện đại muốn phát triển phải dựa vào cơ chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước.
Trong hoàn cảnh của nước ta: Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa – giai đoạn tạo ra cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, do đó trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp và lạc hậu cho sự phát triển. Tình trạng này dẫn đến khuynh hướng tư bản chủ nghĩa là điều không tránh khỏi, do đó Nhà nước cần phải vững mạnh về mọi phương diện để huy động mọi tiềm năng cho sản xuất, phát triển khoa học, tiến bộ xã hội. Kèm theo sự lạc hậu về kĩ thuật, nước ta còn phải trải qua một loạt các bước quá độ với tính chất phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có một Nhà nước không những có quyết tâm, trung thành với con đường giải phóng nhân dân lao động mà còn phải có kiến thức đầy đủ để xác định những mục tiêu, biện pháp thích hợp với từng bước quá độ.
Bối cảnh lịch sử thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế thế giới mở ra cho chúng ta những cơ hội về vốn, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lý để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tuy nhiên đây cũng chính là con đường mà những thế lực thù địch có dã tâm lợi dụng để chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta. Vì vậy, nếu không có một Nhà nước vững mạnh và có tài trí thì khả năng mất độc lập tự chủ và bị lệ thuộc dưới những hình thức mới có thể trở thành hiện thực.
Quá trình phát triển của nước ta từ khi giải phóng đến nay đã cho thấy nước ta tất yếu phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và mở cửa ra bên ngoài. Nền kinh tế này đã thể hiện những mặt mạnh không thể phủ nhận của mình nhưng không phải lúc nào nó cũng thống nhất với những yêu cầu mang tính định hướng của chủ nghĩa xã hội, thậm chí đối lập với những định hướng ấy. Hai khả năng phát triển chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều tồn tại khách quan. Vai trò Nhà nước ta ở đây là phải giải quyết thành công mâu thuẫn giữa hai con đường, giành thắng lợi cho con đường xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế, giũ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi Nhà nước dù thuộc chế độ chính trị nào cũng đều phải can thiệp, quản lý nền kinh tế ấy trong một giới hạn nhất định. Đây là vai trò có tính tất yếu khách quan của Nhà nước, nó gắn với những nhiệm vụ mới mẻ và khó khăn phát sinh trong từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội của nước ta.

II. Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Trong nền sản xuất hàng hoá phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kế hoạch và thị trường đều được xem là những công cụ điều tiết kinh tế khách quan mặc dù chúng là hai cơ chế hoạt động theo những nguyên tắc khác nhau. Trong mối quan hệ này, thị trường vừa được coi là căn cứ, vừa được coi là đối tượng của kế hoạch và phát triển theo sự điều tiết và định hướng của kế hoạch vĩ mô. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo những định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có những đặc trưng cơ bản sau:
1.Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường:
Đây cót thể coi là một trong những tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta với nền kinh tế thị trường khác, nó nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đã chọn làm định hướng chi phối sự vận động, phát triển nền kinh tế.
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Chúng ta thực hiện theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo.
2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó hình hành nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế nói trên là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội , nó trở thành tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc, là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nó được quyết định bởi định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế vì mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mặt khác, cần nhận thức rõ ràng rằng mỗi thành phần kinh tế trong thời kì quá độ có bản chất kinh tế – xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, do đó các thành phần kinh tế bên cạnh sự thống nhất còn có những sự khác biệt và mâu thuẫn, đưa đến những hướng phát triển khác nhau. Nhờ có vai trò chủ đạo của mình, thành phần kinh tế nhà nước mới có thể xây dựng và phát triển nền kinh tế theo đúng các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


3. Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu
Thu nhập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc sản xuất kinh doanh của chủ thể kinh tế và đời sống dân cư. Tăng thu nhập là điều kiện để mở rộng tích luỹ, tăng đầu tư tạo ra các nguồn lực cần thiết cho nền kinh tế. Quy mô của thu nhập lớn sẽ quyết định sức mua hàng hoá và dịch vụ, quyết định quy mô tích luỹ và tiêu dùng trong từng thời kì.
Thời kì quá độ ở nước ta tồn tại nhiều chế độ sở hữu, mỗi chế độ có nguyên tắc (hình thức) phân phối tương ứng với nó tạo ra sự đa dạng về hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo lao động, theo vốn hay tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động hoặc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. Sự phân phối này là một nội dung rất quan trọng của quan hệ sản xuất, phản ánh kết quả của quan hệ sở hữu, làm cho quan hệ sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế. Nhà nước đã ban hành những chính chách để điều tiết phân phối thu nhập bao gồm: chính sách thuế, chính sách phân phối lợi nhuận, chính sách lãI suất, chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội…
Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập chủ yếu được thực hiện ở nước ta, là hình thức phân phối thu nhập hợp lý nhất, công bằng nhất trong các hình thức phân phối đã có trong lịch sử. Nó là đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường, được thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu với những tác động rất tích cực như: Thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động, xây dựng được thái độ lao động đúng đắn, củng cố kỉ luật lao động, thúc đẩy mọi người nâng cao trình độ, tác động mạnh đến đời sống vật chất và văn hoá của người lao động… Mặt khác, như trên đã đề cập, mục tiêu phát triển của nước ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do, có điều kiện để phát triển toàn diện. Mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta được xác định phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể do đó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.

4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nói đến cơ chế thị trường là nói đến một cơ chế tự vận động của thị trường theo quy luật nội tại vốn có của nó mà A.Smith gọi là “Bàn tay vô hình”. ở đây tồn tại một loạt  quy luật kinh tế chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế cũng như của toàn bộ nền kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung_cầu, quy luật lợi nhuận, quy luật lưu thông tiền tệ. Chúng có vai trò quyết định đối với việc phân phối nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy kinh tế thị trường tạo điều kiện để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triển toàn diện của con người.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, trước hết là tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp_căn bệnh nan giải của kinh tế thị trường, thêm vào đó là
Tình trạng ô nhiễm môi trường bởi những mục tiêu lợi nhuận cá nhân tàn phá tự nhiên. Cuối cùng là tình trạng độc quyền xoá bỏ tự do cạnh tranh làm cho nền kinh tế mất tính hiệu quả. Tất cả những hạn chế đó đều đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự điều tiết của bản thân nền kinh tế. Kế hoạch và thị trường cần kết hợp với nhau nhằm tận dụng những ưu điểm của cả hai phương tiện này: Đó là khả năng tập trung nguồn lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo cân bằng tổng thể, gắn mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội ngay từ đầu của kế hoạch và tính nhanh nhậy, năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội của cơ chế thị trường. Sự kết hợp này được thực hiện ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô. ở tầm vi mô, thị trường là cơ sở để đề ra kế hoạch sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Còn ở tầm vĩ mô, tuy thị trường không là căn cứ duy nhất quyết định kế hoạch của Nhà nước song để có một kế hoạch vĩ mô tổng thể không thể thoát ly khỏi thị trường. Từ đó ta có thể thấy được mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường trong sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay.

5. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập
Đây là đặc điểm phản ánh rõ nét sự khác biệt giữa nền kinh tế nước ta hiện nay với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, nó phù hợp với xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế.
Sự tác động mạnh của cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc với các quốc gia khác bởi nó thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác các tiềm lực và thế mạnh của nước ta. Đây là con đường rút ngắn để nước ta có thể phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.
Nhận thức được đặc điểm này, từ khi đổi mới đến nay, nước ta đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhựng vẫn đảm bảo độc lập chủ quyền và lợi ích của quốc gia và dân tộc. Trong thời gian tới phương hướng này vẫn tiếp tục được coi là phương hướng chủ yếu và hiệu quả nhất để phát triển nền kinh tế, đồng thời cần có những đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới của thế giới.

III. Mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
1.Mục tiêu:
Hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Đó chính là mức độ trạng thái của nền kinh tế mà chủ thể quản lý (nhà nước) mong muốn đưa hệ thống quản lý đạt tới trên cơ sở đánh giá, phân tích tất cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô chính là những mục tiêu cụ thể hoá các mục tiêu chung của toàn bộ xã hội (phát triển, ổn định, công bằng). Các nhà khoa học và quản lý thường cho rằng trong quản lý kinh tế vĩ mô có bốn mục tiêu cơ bản sau: tăng trưởng, việc làm, ổn định thị trường và cân bằng cán cân thanh toán.
Mỗi một mục tiêu kinh tế vĩ mô lại có một loạt các mục tiêu cụ thể (các chỉ tiêu) kèm theo, các chỉ tiêu này mang tính định lượng rõ rệt và nhiều khi một chỉ tiêu có quan hệ nhiều mục tiêu vĩ mô.
Về mặt quản lý, các mục tiêu (và các chỉ tiêu kèm theo) được nhà nước hoạch định ở cấp quốc gia trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. ở cấp  địa phương những mục tiêu này cũng được lựa chọn hoạch định trong các kế hoạch phát triển tùy theo yêu cầu của quản lý.
Sau đây sẽ xem xét các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu
* Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động. Mục tiêu này còn được gọi là mục tiêu "toàn dụng nhân lực". Lực lượng lao động của quốc gia là nguồn lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển. Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng vừa giải quyết công bằng và ổn định xã hội. Ngược lại, nếu không giải quyết việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp quá cao sẽ trở thành gánh nặng xã hội, gây nên những hậu quả kinh tế - xã hội xấu, rất khó giải quyết.
Vì vậy, nâng cao trình độ, kỹ năng lao động và cung cấp các cơ hội làm việc cho những người có đủ khả năng, có nhu cầu làm việc là một nhân tố chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập của người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. ý nghĩa quan trọng của mục tiêu toàn dụng nhân lực chính là cho phép một quốc gia có khả năng tiến tới mức sản lượng lớn nhất có thể có của nền kinh tế. Tất nhiên, gắn với sản lượng mong muốn ấy là không gây ra tình trạng gia tăng lạm phát.
Các chỉ tiêu phục vụ mục tiêu giải quyết việc làm bao gồm: số lượng việc làm mà nền kinh tế sẽ giải quyết trong một thời kỳ kế hoạch (1 năm, 5 năm) phân bổ theo khu vực kinh tế và các nhóm ngành; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Mục tiêu giải quyết việc làm được xác định căn cứ vào nhu cầu việc làm tăng thêm của lực lượng và nhu cầu sử dụng lao động của các khu vực kinh tế do đầu tư và sản xuất tăng. Đối với các nước đang phát triển có tháp dân số trẻ như Việt Nam, đây là mục tiêu có sức ép rất lớn nhưng rất cần phải giải quyết. Về tỷ lệ thất nghiệp, với một mức độ vừa phải (2% đến 5% tuỳ theo từng điều kiện) thường được coi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do đó, với mức thất nghiệp tự nhiên nền kinh tế được coi là toàn dụng nhân lực.
Ở các nước đang phát triển có tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp lớn, ngoài thất nghiệp hữu hình, cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng thời gian lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động có vai trò rất quan trọng trong các kế hoạch phát triển của quốc gia cũng như các địa phương.
* Kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải. Đây là mục tiêu ổn định kinh tế, bảo đảm nền kinh tế không bị xáo trộn do lạm phát, bảo đảm ổn định môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
Chỉ tiêu chung chủ yếu để đánh giá lạm phát là mức tăng mức giá chung trong nền kinh tế.
Lạm phát được coi là căn bệnh kinh niên mà mọi quốc gia phải đối đầu. Lạm phát cao có tác hại trên nhiều mặt, cả kinh tế, xã hội, cả chính trị lẫn tâm lý, cả đối nội và đối ngoại. Mức độ lạm phát quá cao hay quá thấp hoặc giảm phát đều ảnh hưởng và tác động mạnh tới sản xuất, tiêu dùng, tới sự tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế - xã hội. Do vậy, khống chế, kiểm soát và ổn định lạm phát ở mức chấp nhận được hoặc ở mức vừa phải được coi là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu. Chẳng hạn, đối với các quốc gia nhỏ và trung bình đang phát triển, lạm phát ở mức dưới 10%/năm thường được coi là lạm phát chấp nhận được, có tác động kích thích sản xuất phát triển.
*Ổn định tỷ giá hối đoái: Việc đảm bảo tỷ giá hối đoái tương đối ổn định cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Tỷ giá hối đoái quá cao hoặc quá thấp đều có tác động mạnh mẽ tới luồng ngoại tệ chảy vào hoặc chảy ra đối với một quốc gia. Tỷ giá hối đoái tác động rất mạnh tới xuất, nhập khẩu của một quốc gia, nhất là một nước đang cần tăng cường xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với sự khống chế, kiểm soát, việc duy trì và ổn định tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường còn là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế quốc dân.
* Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Trong điều kiện kinh tế mở, vai trò của cán cân thanh toán quốc tế rất quan trọng, nó nói lên tình trạng lành mạnh của nền kinh tế, quy mô và mức độ mở cửa, hội nhập và khả năng hấp thụ, tiếp nhận các hoạt động trao đổi hàng hoá và đầu tư với nước ngoài.
Các chỉ tiêu phục vụ mục tiêu này bao gồm: cán cân thương mại (kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ); mức thâm hụt, thặng dư cán cân thương mại và cán cân vãng lai; các luồng vốn đầu tư vào và ra theo các kênh đầu tư trực tiếp (FDI) và tài trợ phát triển chính thức (ODA): nợ nước ngoài của nhà nước, nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp.
Trong quản lý kinh tế cán cân thanh toán có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế quốc dân. Duy trì cân bằng cán cân thanh toán nói chung cũng như cán cân thương mại, cán cân vãng lai đối với một nước kém và đang phát triển là một khó khăn lớn. Thâm hụt là khó tránh khỏi, song ổn định ở một tỷ lệ thâm hụt chấp nhận được là điều cần cố gắng duy trì và kinh nghiệm nhiều nước đã chứng minh rằng hoàn toàn có thể duy trì được, góp phần ổn định nền kinh tế quốc dân, từng bước cải thiện quan hệ và vị thế trong nền kinh tế thế giới.
* Bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội là một mục tiêu quan trọng đồng thời cũng là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ xã hội, đồng thời còn thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là bình quân, cào bằng làm mất động lực kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh, mà phải vừa phát huy động lực kinh tế, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, vừa quan tâm đến những người có công với nước, các đối tượng đặc biệt khó khăn, những vùng căn cứ kháng chiến, vùng sâu, vùng xa…
* Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đây là mục tiêu quan trọng nhất đối với các quốc gia đang phát triển vì tăng trưởng kinh tế quyết định tốc độ phát triển của quốc gia, quyết định mức sống của dân cư và tiềm lực kinh tế của đất nước. Tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi tốc đọ tăng trưởng của nền kinh tế không những phải ở mức cao có thể đạt được mà còn phải bảo đảm sự ổn định của quá trình tăng trưởng, tức là tốc độ tăng trưởng phải ổn định liên tục trong một thời kỳ dài, đồng thời bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, tái tạo được các nguồn lực tự nhiên.
Các chỉ tiêu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP); mức GDP tính trên đầu người; tốc đọ tăng trưởng của các ngành sản xuất chính; tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế; tổng chi đầu tư từ quỹ tài chính tập trung của nhà nứơc (ngân sách nhà nước).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được xác định chủ yếu căn cứ vào vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và hệ số gia tăng tư bản - đầu tư (ICOR). Trong điều kiện các nước đã phát triển cao (có hệ số ICOR cao, mức tiêu dùng cao, mức tổng cung cao, cơ hội đầu tư thấp), tốc độ tăng trưởng kinh tế thường đạt ở mức khá thấp (dưới 5%). Các nước đang phát triển, nhất là mới ở giai đoạn đầu công nghiệp hoá (có hệ số ICOR thấp, nhiều cơ hội đầu tư mới…), có cơ hội đạt được tốc độ tăng trưởng cao (trên 5%). Nhiều quốc gia trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đã rất thành công trong phát triển và đã đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 8-10% liên tục vài chục năm.
Như vậy, các mục tiêu kinh tế vĩ mô là một hệ thống thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau, chế định lẫn nhau. Trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều cần chú ý là thứ tự ưu tiên các mục tiêu, tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.
Các mục tiêu thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.

2. Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước:
Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên với những mục tiêu khác nhau, chức năng kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng khác với các Nhà nước khác. Các chức năng này về cơ bản gồm có:
1.Nhà nước đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế vì ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nó bao gồm quy định về tài sản , hoạt động thị trường, quy định chi tiết cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động và ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Các luật lệ đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãi về sự công bằng hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc. Ngoài ra khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới hành vi của các chủ thể và điều chỉnh hành vi kinh tế của họ.
2.Nhà nước định hướng cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. Để thực hiện được chức năng này Nhà nước không chỉ xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển mà còn phải trực tiếp tham gia vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế – xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Ngoài ra các chính sách tài chính và tiền tệ để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng nhằm tránh được những chấn động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát.
3.Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân, chạy theo lợi nhuận có thể lạm dụng tài nguyên, tàn phá môi trường, tác động tới đời sống của con người. Vì vậy, Nhà nước phải thực hiện những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội. Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế được coi là khuyết tật của cơ chế thị trường, đòi hỏi Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền để tăng tính hiệu quả của mô hình kinh tế này.
4.Nhà nước cần hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Sự tác động của cơ chế thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng không tể tự động mang lại những giá trị mà xã hội mong muốn và cố gắng vươn tới, không thể tự động đưa lại sự phân phối công bằng. Vai trò của Nhà nước trong chức năng này là việc thực hiện phân phối thu nhập quốc dân hợp lý, gắn mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Công cụ sử dụng chủ yếu là thuế, ngoài ra còn có hệ thống hỗ trợ thu nhập cho người già, người tàn tật, người không có công ăn việc làm nhằm tạo ra mạng lưới an toàn bảo vệ những người không may khỏi bị huỷ hoại về kinh tế. Điều này đã được chỉ rõ trong đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
5.Chức năng cuối cùng được đề cập tới là việc tăng cường quản lý, bảo vệ tài sản công, kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn toàn bộ các hoạt động kinh tế – xã hội đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Chỉ khi hoàn thành tốt chức năng này chúng ta mới có một nền kinh tế độc lập, hiệu quả, một nền kinh tế xã hội đúng nghĩa.
Trải qua hơn  20 năm đổi mới, Nhà nước một mặt đã thực hiện tốt các chức năng của mình, đạt được các mục tiêu của việc quản lý kinh tế vĩ mô, mặt khác còn những mặt hạn chế phải được tiếp tục giải quyết là:
·        Nền kinh tế tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng còn chưa vững chắc. Tỷ lệ thất nghiệp còn cao, khả năng chủ động kiềm chế lạm phát chưa bảo đảm, bội chi ngân sách còn đáng kể, nợ nước ngoài còn lớn so với khả năng xuất khẩu. Mức tiết kiệm và đầu tư chưa cao, huy động nguồn vốn trong nước còn hạn chế và sử dụng còn lãng phí.
·        Mức tích luỹ và đầu tư trong nước còn thấp, chỉ chiếm  gần 20% GDP. Trong những năm gần đây tỉ lệ này đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn thấp hơn nhiều các nước trong khu vực. Điều đáng chú ý ở đây là hơn 25% đầu tư của Việt Nam là từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phần khác là tín dụng và các khoản viện trợ không hoàn lại. Thực trạng này cho thấy tình hình thu nhập rất thấp của Việt Nam và nguồn vốn tích lũy trong nước còn hạn chế.
·        Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước còn yếu, tuy đạt khoảng 40% tổng giá trị sản lượng công nghiệp nhưng vấn đề hiệu quả đối với các doanh nghiệp này còn khá nặng nề. Nguyên nhân một phần là do sự trì trệ trong quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước trong thời kì bao cấp, sự lúng túng khi chuyển sang kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, hình thức và chất lượng sản phẩm giờ là công việc sống còn của các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp Nhà nước bị mất đi tính định hướng trong nền kinh tế.
·        Hệ thống kế hoạch, hệ thống tài chính, ngân hàng là những công cụ chủ đạo của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế đã được đổi mới nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong những năm đổi mới, một hệ thống ngân hàng hai cấp đã được áp dụng, hoạt động khá hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và thương mại, tuy nhiên còn nhiều yếu kém. Hệ thống thanh toán chậm, tình trạng khan hiếm tiền mặt còn phổ biến, các tổ chức tài chính địa phương có nhu cầu tín dụng cao hơn rất nhiều so với số vốn hiện có, do đó việc mở rộng mạng lưới dịch vụ còn hạn chế.
·        Cải cách hành chính còn chậm, bộ máy cồng kềnh, năng lực còn yếu kém, quản lý chồng chéo, thủ tục phiền hà, luật pháp còn thiếu và chưa đồng bộ, các loại hình sở hữu chưa thực sự được quy định rõ ràng.
Nhà nước qua quá trình hoạt động đã nhận thức được mặt hạn chế, đang từng bước khắc phục nhằm đưa đất nước phát triển theo những mục tiêu đề ra về một nền dân chủ thực sự.

IV, Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò Nhà nước trong nền kinh tế
1. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay
Nhà nước kiểu mới ở nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân ra đời từ sau cách mạng Tháng Tám (1945), đã quản lý kinh tế - xã hội qua các thời kỳ bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong quản lý kinh tế - xã hội, tiến hành đổi mới quản lý kinh tế nhưng vẫn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế khá, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng; đã đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế và điều hành, xử lý các tình huống hết sức phức tạp có kết quả tốt. Nhà nước cũng đã đổi mới hệ thống kinh tế nhà nước, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, đổi mới và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước phù hợp với cơ chế mới… do đó, đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội và thành công của công cuộc đổi mới.
Về các chức năng cụ thể, từ khi đổi mới, nhà nước ta đã thực hiện thành công các nội dung sau đây:
- Kịp thời ban hành và từng bước đưa vào cuộc sống một hệ thống luật pháp khá đầy đủ theo hướng đổi mới, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho nền kinh tế vận hành và phát triển với tốc độ cao, trong một thời gian dài.
- Huy động được nguồn lực tài chính khá lớn để chủ động đầu tư phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cơ bản như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc.
- Chuyển đổi cách thức định hướng, hướng dẫn từ kiểu trực tiếp trước đây sang kiểu gián tiếp: Nhà nước chủ yếu quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường sử dụng các chính sách kinh tế như tài chính, tiền tệ…
- Trong quá trình phát triển, Nhà nước thực hiện điều tiết thành công, đảm bảo các tiêu chí công bằng xã hội trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế còn thấp.
- Bước đầu làm quen và từng bước đổi mới các phương pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp với điều kiện thị trường.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém.
Thứ nhất, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường.
Thứ hai, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm.
Thứ ba, quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, thương mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa tốt và chậm đổi mới.
Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn nặng nề, quan hệ phân công và hiệp tác chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phân tán cục bộ còn nghiêm trọng; cán bộ và công chức nhà nước còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực và phẩm chất, chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Thứ năm, cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của tình hình trên đây có nhiều, nhưng chủ yếu do:
- Nước ta đang trong quá trình đổi mới, cái cũ chưa xoá bỏ hết, cái mới chưa ra đời đồng bộ, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và quản lý nền kinh tế đang chuyển sang kinh tế thị trường là công việc mới mẻ, phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm.
- Việc đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong điều kiện cụ thể của nước ta, vừa thiếu cơ sở lý luận khoa học nên khi thực hiện còn vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế, vừa thiếu trách nhiệm và kiên quyết tự đổi mới, tự chỉnh đốn của các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Chúng ta đã có kinh nghiệm và kết quả của hơn mười năm đổi mới, đang đứng trước xu thế mở cửa, hội nhập và hợp tác quốc tế; nhưng khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới; việc nhà nước phải tự đổi mới, tự cải cách; hệ thống quản lý càng trở nên phức tạp hơn; sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt - tất cả các yếu tố đòi hỏi quản lý nhà nước về kinh tế phải tiếp tục đổi mới một cách toàn diện. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đổi mới quản nước để nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thực sự là công bộc của dân, làm tốt công tác quản lý kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới cần phải chú ý các giải pháp chủ yếu sau:
1. Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước về kinh tế, giữa quản lý nhà nước và quản lý của doanh nghiệp.
- Cần khẳng định rằng, nhân dân là người chủ đích thực và cao nhất của đất nước, nhà nước là đại diện của nhân dân để quản lý đất nước, do nhân dân bầu ra và chịu sự giám sát của nhân dân. Do đó, nhà nước phải tôn trọng quyền làm chủ của dân, phục vụ dân, còn nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính là tự bảo vệ quyền làm chủ của mình. Trong nhận thức và xử lý các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nếu không có nhân dân thì chính phủ đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường".
Để tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý kinh tế - xã hội, thảo luậnvà quyết định những vấn đề quan trọng".
- Cần nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo kinh tế bằng đường lối, chính sách và bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, còn nhà nước thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thể chế mới về kinh tế, tiến hành quản lý, điều hành nền kinh tế bằng tổng hợp các phương pháp quản lý, trong đó có cả những biện pháp gián tiếp, khuyến khích sự tự nguyện, tự giác, có cả những biện pháp bắt buộc, cưỡng chế. Thông qua nhà nước, Đảng đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Như vậy, Đảng phải tăng cường lãnh đạo nhà nước nhưng không làm thay nhà nước mà tạo điều kiện để phát huy tính chủ động và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của nhà nước.
- Đối với các doanh nghiệp, nhà nước có chức năng và trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế đói với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Riêng với các doanh nghiệp nhà nước, tuỳ theo sự phân cấp và uỷ quyền của Chính phủ mà các bộ, cơ quan chính phủ và uỷ ban nhân dân địa phương có trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp trên một số chức năng nhất định nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế, càng có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, được thể hiện trên hai nội dung chủ yếu sau đây:
- Nâng cao hiệu lực quản lý thống nhất của nhà nước trung ương đi đôi với phân cấp quản lý cho địa phương. Để thực hiện nguyên tắc này, nhà nước trung ương tập trung quản lý ở tầm chiến lược, tầm vĩ mô bao gồm việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách kinh tế lớn có tác dung chung cho toàn bộ nền kinh tế. Còn chính quyền địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định những vấn đề của địa phương, đặc biệt là về kế hoạch đầu tư cho khu vực công cộng, thu chi ngân sách, về tổ chức và nhân sự hành chính địa phương, xử lý các vụ việc hành chính. Ngay trong chính quyền địa phương cũng phải có sự phân cấp theo hướng cấp nào nắm thông tin đầy đủ hơn, giải quyết vấn đề sát thực tế hơn thì giao thẩm quyền và nhiệm vụ cho cấp đó.
- Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Các ngành trung ương có trách nhiệm quản lý theo ngành trên phạm vi cả nước bao gồm tất cả các thành phần kinh tế. Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi lãnh thổ, kể cả kiểm tra kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan và tổ chức thuộc ngành cấp trên hoạt động trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả và thông suốt.
3. Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước
Cải cách nền hành chính nhà nước là yêu cầu của nhiều quốc gia, nhưng đối với nước ta hiện nay, đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của quản lý nhà nước kiểu cũ, xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, có khả năng quản lý nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, còn rất mới mẻ và rất phức tạp, sớm thích nghi và hoà nhập với thị trường thế giới. Cải cách nền hành chính nhà nước là một cuộc đấu tranh hết sức gay go để khắc phục cái cũ, xây dựng cái mới bao gồm hàng loạt vấn đề, trong đó tập trung vào một số việc chủ yếu sau đây:
- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luật pháp kinh tế, bao gồm hệ thống luật và văn bản pháp quy nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới công tác kế hoạch hoá đảm bảo phù hợp và định hướng được nền kinh tế thị trường đang trong bước sơ khai và nhiều biến động; xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách kinh tế và xã hội, trong đó quan trọng nhất là chính sách tài chính - tiền tệ.
- Cải cách một bước thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế và tình trạng quan liêu, phiền hà đối với nhân dân và các doanh nghiệp.
- Sắp xếp lại và chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, đảm bảo cho bộ máy tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế, đảm bảo cho bộ máy tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nẩy sinh trong nền kinh tế thị trường, tập trung vào chứuc năng quản lý kinh tế vĩ mô, giảm dần đi tới xoá bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất, trình độ và năng lực trong quản lý nền kinh tế thị trường.
4. Đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng
Quan liêu và tham nhũng đi liền với nhau như hình với bóng, là căn bệnh vốn có của nhà nước nói chung. Riêng ở nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chưa hoàn toàn xoá bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ra đời chưa đồng bộ là điều kiện tốt cho tệ quan liêu, tham nhũng phát triển, vừa cản trở sự phát triển của đất nước, vừa làm mất uy tín và làm suy yếu hiệu lực quản lý của nhà nước. Do đó, đấu tranh kiên quyết xoá bỏ tệ quan liêu, tham nhũng trở thành một nhiệm vụ cấp bách trước mắt của toàn Đảng, toàn dân ta. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, gắn với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ, làm giàu bất chính.
Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng phải vận dụng tổng hợp các biện pháp hành chính - tổ chức, kinh tế và giáo dục, trước mắt cần chú trọng các biện pháp sau:
- Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hoạt động kinh tế và tham gia quản lý kinh tế, trong việc phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng.
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý kinh tế phù hợp với quy luật của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi thể chế, quy định phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, công khai, đảm bảo cho moi người có thể nắm bắt, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tinh gọn, xoá bỏ các thủ tục phiền hà, nâng cao trách nhiệm phục vụ của các cơ quan công quyền và công chức nhà nước.
- Đề cao kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức phạm tội tham nhũng, làm giàu bất chính, đồng thời nghiêm trị những người vu cáo, làm mất danh dự và uy tín của cán bộ, công cụ quản lý nhà nước.


KẾT LUẬN

Như vậy, quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức rõ hơn. Trong thực tiễn, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng để đảm bảo nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước sử dụng có hiệu quả luật pháp, các chính sách, kế hoạch và các công cụ khác, đặc biệt là thực lực kinh tế của Nhà nước để tác động vào thị trường nhằm phát huy mặt tích cực của thị trường, ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút về lối sống, đạo đức, tệ nạn và các xu thế tự phát khác.
Sau gần hai mươi năm thực hiện đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, đưa đất nước thoát ra khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đặc biệt là nước ta chưa thoát khỏi một nước nghèo. Để vượt qua được bước đường đó, chúng ta còn không ít những thách thức lớn và gay gắt. Đồng thời chúng ta cũng có những cơ hội mới để phát triển. Vấn đề đặt ra là phải chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi các nguy cơ nhằm vươn lên phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước hướng vào chức năng định hướng và chỉ đạo sự phát triển, dẫn dắt nỗ lực phát triển, tạo khuôn khổ pháp luật thống nhất, môi trường ổn định, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường… đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh, ổn định vững chắc và công bằng xã hội.